Chú thích Cao Hảo Hớn

  1. Trang: Trung tướng Cao Hảo Hớn (u) và ARVN Officers Graduates of USA CGS (u) - Nguyễn Văn Tín.
  2. Trong số 16 khóa sinh tốt nghiệp khóa Nguyễn Văn Thinh chỉ có ba người ra trường với cấp bậc Thiếu úy, số còn lại là Chuẩn úy. Tuy nhiên sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ngoài tướng Cao Hảo Hớn còn có các Đại tướng Nguyễn Khánh (tốt nghiệp Thiếu úy) và Trần Thiện Khiêm, các Trung tướng Dương Văn Đức, Trần Ngọc Tám (tốt nghiệp Thiếu úy) và Lâm Văn Phát (tốt nghiệp Thiếu úy), các Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm, Đặng Thanh LiêmBùi Hữu Nhơn, các Đại tá:
    - Nguyễn Thế Như (Sinh năm 1920, sau cùng là Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang)
    - Quách Xến (Sinh năm 1921, sau cùnglà Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc phòng).
  3. Tiểu đoàn 1 Việt Nam là đơn vị đầu tiên cấp Tiểu đoàn của Quân đội Quốc gia Việt Nam, thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp.
  4. Mặc dù Quân đội Quốc gia Việt Nam đã được thành lập từ trước đó 2 năm (1950) nhưng vẫn phụ thuộc vào cơ chế Quân đội Liên hiệp Pháp. Đến khi thành lập Bộ Tổng Tham mưu mới tách khỏi Quân đội Liên hiệp để tự Quản trị và Điều hành.
  5. Trung đoàn 168 là một trong các đơn vị cấp Trung đoàn đầu tiên của Quân đội Quốc gia.
  6. Sư đoàn 15 Khinh chiến được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1955 với danh xưng ban đầu là Sư đoàn Khinh chiến số 5, sau ba tháng cải danh thành Sư đoàn 15. Đầu tháng 4 năm 1959 làm nòng cốt thu nhận thêm Sư đoàn 16 Khinh chiến (đã giải tán) để thành lập Sư đoàn 23 Bộ binh và giữ phiên hiệu này cho đến trung tuần tháng 3 năm 1975 thì bị tan hàng tại Mặt trận Ban Mê Thuột.
  7. Cấp bậc Chuẩn tướng là cấp ở giữa cấp Đại tá và cấp Thiếu tướng, mới được tướng Nguyễn Khánh đặt ra sau Cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964 cũng do chính ông cầm đầu. Sau khi lãnh đạo Hội đồng Quân nhân Cách mạng, từ tháng tư đến tháng tám trong năm 1964, tướng Khánh đã thăng cấp cho 15 Đại tá lên Chuẩn tướng và Phó Đề đốc chia ra thành 3 giai đoạn:
    - Giai đoạn 1 (8/4/1964): Nguyễn Cao KỳChung Tấn Cang.
    - Giai đoạn 2 (29/5/1964): Cao Hảo Hớn, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu NhơnNgô Dzu.
    - Giai đoạn 3 (11/8/1964): Nguyễn Văn Kiểm, Lê Nguyên Khang, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Xuân Trang, Nguyễn Cao, Đặng Văn Quang, Vĩnh LộcHoàng Xuân Lãm.
    Hơn hai tháng sau, ngày 21 tháng 10, có 6 vị trong số 15 tân Chuẩn tưởng được thăng cấp Thiểu tướng:
    Nguyễn Cao Kỳ, Chung Tấn Cang, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu NhơnLê Nguyên Khang.
    (Riêng tướng Khang là trường hợp duy nhất trong lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Đại tá lên Thiếu tướng trong vòng chưa đến 3 tháng).
  8. Từ chính thể Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975), quy chế cấp bậc cho sĩ quan cấp tá và tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 "cấp bậc nhiệm chức" để phù hợp với chức vụ đương nhiệm hoặc bổ nhiệm, ở giai đoạn này đương sự được mang cấp bậc mới nhưng vẫn hưởng quy chế lương bổng của cấp bậc cũ. Giai đoạn 2 "cấp bậc thực thụ" sẽ tiếp đến sau đó từ 6 tháng đến 3 năm tùy theo công trạng và lúc này mới được chính thức hưởng lương bổng theo đúng cấp bậc.